Thong ke
BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG HEO

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG HEO: Do cầu trực khuẩn Pasteurella multocida gây nên với đặc điểm gây bại huyết, xuất huyết và gây xáo trộn hô hấp (chủ yếu là viêm phổi). Bệnh này rất nguy hiểm đối với những cơ sở chăn nuôi heo tập trung có mật độ cao. Mầm bệnh có sẵn ở trong đất, trong khí quản và trong phổi heo. Ở trạng thái bình thường heo ít bị bệnh tấn công nhưng khi heo bị suy giảm sức đề kháng thì mầm bệnh sẽ phát sinh và gây bệnh.

BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN HEO

BỆNH PHÓ THƯƠNG HÀN HEO: Do trực khuẩn Salmonella cholerae suis gây nên với đặc điểm gây bại huyết, viêm dạ dày ruột, tạo mụn loét ở ruột già, thường gây viêm phổi (trên heo cai sữa), gây xáo trộn sinh sản (trên heo nái). Bệnh có thể gặp trên mỗi lứa tuổi của heo, đặc biệt là heo cai sữa (12 – 14 tuần tuổi). Ở lứa tuổi này heo bị nặng và dễ chết (tỷ lệ tử vong khoảng 50 – 80%). Bệnh còn có thể lây truyền từ heo qua bò, chó và người.

BỆNH DỊCH TẢ HEO

BỆNH DỊCH TẢ HEO: Là 1 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra, lây lan nhanh và rộng, bệnh có biểu hiện đặc trưng là bại huyết và xuất huyết. Bệnh phát ra ở heo thuộc tất cả các lứa tuổi với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao.

Nhiễm virus Tembusu trên vịt

Bệnh giảm đẻ, giảm năng suất trên vịt

Các nước quy định kháng sinh trong TĂCN như thế nào?

Dự thảo Nghị định về quản lý TĂCN, thức ăn thủy sản đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các nhà khoa học, DN, nhà quản lí và người chăn nuôi, đặc biệt trong các quy định về kháng sinh.

Trồng ngô sinh khối thu lãi 100 triệu đồng/ha

Theo tính toán, trồng ngô sinh khối (thu hoạch cây), bà con nông dân thu lãi 100 triệu đồng/ha/năm, còn trồng ngô lấy hạt chỉ thu lãi 60 triệu đồng/ha/năm. Do vậy, huyện Anh Sơn (Nghệ An) đang mở rộng diện tích ngô sinh khối trong vụ đông này và vụ xuân tới.